Trang web (Website), tên miền và những điều bạn cần biết
Thương hiệu cá nhân là một cụm từ phổ biến trong những năm gần đây, có thể bạn là người rất giỏi nhưng bạn lại không được biết đến nhiều, điều này sẽ giới hạn mối quan hệ, sự phát triển sự nghiệp trong tương lai. Website chính là nơi để bạn thể hiện được thông điệp và giá trị của bạn trên mạng internet, cũng là điểm nối giữa bạn và những người xung quanh. Nhưng đối với một người mới, bạn chưa biết nhiều về website, bài viết này sẽ giúp cho bạn những kiến thức về website và điều kiện cần có để tạo nên website cá nhân.
Website là gì, những điều người mới cần biết khi xây dựng website
Bài viết liên quan:
- Thiết kế Website Responsive là gì? Vì sao phải thiết kế Responsive?
- 5 yếu tố quan trọng của một website cá nhân cần có
1. Website là gì?
1.1 Khái niệm website
Website là gì, là tập hợp những trang thông tin chứa nội dung dưới dạng văn bản, hình ảnh, âm thanh, video,… được lưu trữ trên hệ thống máy chủ(Server) và người dùng có thể truy cập vào những trang thông qua mạng internet.
Một khái niệm mà người dùng hay nhầm lẫn chính là website và trang web. Về khái niệm thì giống nhau, nhưng về bản chất trang web là một trang con thuộc website, khi mở website thì trang web cũng sẽ được hiển thị cùng một lúc (trang chủ, trang tin tức, trang thông tin liên hệ,…)
1.2 Vai trò của website
Khi bạn có thông tin muốn được truyền tải đến người dùng trên mạng internet, thì lúc này website là gì, chính là nơi hệ thống hóa dữ liệu, cung cấp thông tin trực quan và sinh động nhất.
Chính vì vậy, website đóng vai trò quan trọng trong việc quảng bá thông tin, hình ảnh, giúp cho thương hiệu cá nhân của bạn được lan tỏa đến cộng đồng nhanh chóng hơn nhờ công cụ tìm kiếm(Google).
Bên cạnh đó, website còn có vai trò trong việc thúc đẩy doanh số bán hàng thông qua việc quảng bá sản phẩm. Ngoài ra, website còn giúp bạn kiếm tiền online với affiliate marketing(tiếp thị liên kết) nếu như bạn xây dựng thương hiệu cá nhân tốt, bạn sẽ có nguồn thu nhập lớn đến từ việc giới thiệu những sản phẩm của các thương hiệu khác nhau đến với người tiêu dùng.
1.3 Cấu tạo thành phần website
Để có được website hoàn chỉnh cần có những bộ phận cấu thành là:
- Hosting: Nơi lưu trữ thông tin dữ liệu trực tuyến
- Domain(tên miền): Là tên mà bạn nhập để đi đến một website cụ thể.
- Source Code: Chính là bộ phận thiết kế bên trong làm nên giao diện của một website. Hiện nay có rất nhiều nền tảng bổ trợ như WordPress, Shopify,… để bạn không cần phải ngồi trước màn hình để code từng đoạn nữa, thay vào đó là những click và kéo thả là bạn có thể có giao diện bắt mắt.
Những thành phần cấu tạo nên Website hoàn chỉnh
- Giao diện(Theme): Là một phần của source code, được thể hiện ra bên ngoài của website như màu sắc, bố cục, vị trí thành phần,… Giao diện cũng chính là phần quan trọng nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người dùng khi truy cập vào website bao gồm:
- Header: Là phần đầu trang của website, là nơi thể hiện được rõ nhất thông điệp, giá trị của thương hiệu vì nó xuất hiện xuyên suốt cho dù bạn có vào các trang con.
- Body: Chính là phần chính giữa của website, nơi mà bạn thể hiện những nội dung chính, những hình ảnh, video nổi bật được sắp xếp hợp lý.
- Sidebar: Là một phần thuộc body, thường sẽ nằm ở 2 cạnh của website. Sidebar giúp cho website trở nên chỉnh chu và chuyên nghiệp hơn.
- Footer: Là phần cuối của website, tùy thuộc vào từng website mà bạn có thể đặt những thông tin khác nhau như địa chỉ email, số điện thoại, giấy chứng nhận, facebook,… để người dùng có thể tìm kiếm thêm thông tin thương hiệu của bạn từ nhiều nguồn khác nhau.
- Tiện ích(plugin): Chính là những tiện ích của website, được thể hiện qua các nút liên hệ, nút chat để tương tác nhanh nhất với người dùng.
2. Hosting là gì?
Bạn đã biết website là gì, vậy bạn cũng nên hiểu rõ về khái niệm hosting vì nó là phần không thể thiếu để website hoạt động.
Hosting là nơi lưu trữ dữ liệu trực tuyến, mã nguồn, những nội dung của website và bất kỳ thông tin nào mà bạn tải lên. Chính vì lưu giữ trực tuyến nên bạn phải trả chi phí hàng năm để sử dụng.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn hosting cũng rất quan trọng giống như lựa chọn đất để đặt ngôi nhà của bạn, bạn chọn hosting tốt thì website của bạn sẽ được những tiện ích về không gian, về tốc độ tải,… và ngược lại.
Tiêu chí cơ bản để lựa chọn hosting:
- Không gian: Tùy thuộc vào nhu cầu về số lượng người sử dụng nhiều hay ít mà bạn có thể lựa chọn không gian chứa khác nhau. Nếu bạn đang xây dựng website cá nhân thì chỉ cần sử dụng không gian cho một người là đủ.
- Giá cả: Chọn nơi cung cấp uy tín để bạn có được giá cả tiết kiệm nhất và nhiều ưu đãi.
- An toàn: Bạn phải chọn hosting có khả năng bảo mật cao để không ai có thể xâm nhập.
- Thuận tiện: Bạn phải xem xét mức độ kết nối với cộng động trên mạng internet.
- Nơi cung cấp: Bạn nên chọn nơi cung cấp có thể hỗ trợ nhiệt tình vì bạn là người mới cần sự trợ giúp nhiều để có thể sử dụng tốt nhất.
Hosting là phần không thể thiếu để website hoạt động
3. Domain là gì?
3.1 Khái niệm
Domain(tên miền) là địa chỉ website, là nơi mà mọi người có thể tìm đến bạn. Bạn có thể lựa chọn được tên miền tùy thích theo ý của bạn và không bị trùng với bất kỳ ai trên mạng internet.
3.2 Cách hoạt động
Cách hoạt động của domain(tên miền):
Khi bạn nhập địa chỉ website lên trình duyệt => một yêu cầu đến mạng toàn cầu được thiết lập => sau đó, các máy chủ sẽ tìm đến máy chủ định danh được liên kết với tên miền => Chuyển tiếp một yêu cầu đến máy tính của công ty lưu trữ(nơi quản lý tên miền) => Gửi yêu cầu đến máy tính lưu trữ trang web(máy chủ web) => Máy chủ web này sẽ tìm nạp trang web và thông tin liên quan đến trang web => Cuối cũng sẽ phản hồi dữ liệu lên trình duyệt.
3.3 Các loại domain
Domain(tên miền) được chia thành 3 loại:
- Tên miền cao cấp nhất(TLD): Là phần mở rộng tên miền chung được liệt kê ở cấp cao nhất trong hệ thống tên miền. Các loại phổ biến nhất: .com, .org, .net
- Mã quốc gia tên miền cao cấp nhất(ccTLD): là các tên miền cụ thể theo quốc gia kết thúc bằng phần mở rộng mã quốc gia như .uk đối với Vương quốc Anh, .vn đối với Việt Nam,…
- Tên miền cao cấp nhất được tài trợ(sTLD): là một danh mục TLD có nhà tài trợ đại diện cho một cộng đồng cụ thể được phục vụ bởi phần mở rộng tên miền như .edu cho các tổ chức liên quan đến giáo dục, .gov cho chính phủ.
Ý nghĩa của tên miền Việt Nam:
Domain(tên miền) là địa chỉ website trên mạng internet
- Tên miền .com.vn: Tên miền cho website thương mại
- Tên miền .edu.vn: Tên miền cho lĩnh vực giáo dục
- Tên miền .gov.vn: Tên miền cho chính phủ
- Tên miền .info.vn: Tên miền cho website thông tin
- Tên miền .pro.vn: Tên miền cho tổ chức nghề nghiệp
- Tên miền .heathy.vn: Tên miền cho website về sức khỏe, y tế
- Tên miền .name.vn: Tên miền cho cá nhân
- Tên miền .net.vn: Tên miền các công ty về Network hay nhà cung cấp dịch vụ mạng
- Tên miền .org.vn: Tên miền cho chính phủ, tổ chức, nhóm,…
- Tên miền .biz.vn: Tên miền cho thương mại trực tuyến
Bài viết này đã giúp cho các bạn hiểu rõ về website và những kiến thức bạn cần biết để xây dựng thương hiệu cá nhân của bạn trên mạng internet. Mắt Bão đang có chương trình”Thanh niên chuyển đổi số” nhận miễn phí tên miền .xyz và nhiều giải thưởng dành cho bạn. Liên hệ ngay với Mắt Bão để được tư vấn tận tình nhất.